CÔNG TY CỔ PHẦN NOSAPHARMA
Chăm sóc sức khỏe vàng!
Hotline: 0973 884 315
BIẾN CHỨNG BỆNH TIỂUĐƯỜNG "ĐÁNG SỢ" TỚI MỨC NÀO?

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh vô cùng phổ biến hiện nay, đa phần mọi người thường nghĩ bệnh tiểu đường chỉ gặp ở người lớn tuổi, thế nhưng hiện nay căn bệnh này đang dần phổ biến mà bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi hay giới tính nào cũng có thể gặp phải. Bệnh tiểu đường nếu không được điều trị kịp thời lâu dần sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm.Các biến chứng tiểu đường có thể dẫn đến những tổn hại sức khỏe ngắn hạn và dài hạn, bao gồm hạ đường huyết, bệnh tim, tổn thương dây thần kinh và cắt cụt chi, cũng như các vấn đề về thị lực. Phần lớn các nguyên nhân dẫn đến  biến chứng tiểu đường xảy ra do lượng đường trong máu không được kiểm soát thường xuyên. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ hơn các thông tin về biến chứng của bệnh tiểu đường

1. Bệnh võng mạc tiểu đường

Bệnh võng mạc tiểu đường chỉ cần nghe qua tên gọi là bạn có thể biết được biến chứng của bệnh sẽ gây ra lên mắt. Đây cũng là nguyên nhân chính gây mù lòa cho người lớn. Bệnh gây ra các tổn thương vi mạch mao mạch võng mạc (bệnh võng mạc nền) và sau đó là tân mạch (bệnh võng mạc tăng sinh) và phù hoàng điểm. Ban đầu, người bệnh thường không có triệu chứng nhưng sau đó sẽ thấy mờ khu trú, bong thủy tinh thể hoặc võng mạc, cuối cùng sẽ mất thị lực một phần hoặc toàn bộ.

Để tầm soát  biến chứng tiểu đường lên mắt bạn cần phải thường xuyên  kiểm tra võng mạc, thực hiện thường xuyên (thường là hàng năm) ở cả bệnh nhân tiểu đường typ 1 và 2. Việc phát hiện và điều trị sớm bệnh võng mạc tiểu đường là rất quan trọng vì nó giúp ngăn ngừa mất thị lực, bao gồm kiểm soát đường huyết và huyết áp tích cực.

2. Bệnh thận tiểu đường

Bệnh thận do tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thận mãn tính. Biến chứng này đặc trưng bởi sự dày lên của màng đáy cầu thận, giãn nở trung bì và xơ cứng cầu thận. Hệ quả của tình trạng  này là gây tăng huyết áp cầu thận và suy giảm dần mức lọc cầu thận. Nếu bệnh nhân có kèm tăng huyết áp hệ thống thì có thể làm cho biến chứng tăng nhanh hơn. Trong phần lớn các trường hợp, bệnh thường không có triệu chứng cho đến khi phát triển hội chứng thận hư hoặc suy thận mạn.

Việc chẩn đoán bệnh được thực hiện qua các xét nghiệm albumin niệu hàng năm. Việc điều trị bệnh thận tiểu đường là kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt kết hợp với kiểm soát huyết áp.

Biến chứng tiểu đường có thể gây ra bệnh thận mãn tính

3. Biến chứng mạch máu lớn

Xơ vữa động mạch lớn là kết quả của quá trình tăng insulin máu, rối loạn lipid máu và tăng đường huyết kéo dài - đặc trưng của bệnh đái tháo đường, biểu hiện gồm:

  • Đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim

  • Các cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua và đột quỵ

  • Bệnh động mạch ngoại vi là biến chứng tiểu đường ở chân hay biến chứng tiểu đường ở tay

 Quá trình điều trị là cần kiểm soát chặt chẽ các yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch, bao gồm ổn định glucose huyết tương, lipid và huyết áp, kết hợp với ngừng hút thuốc, uống aspirin và thuốc ức chế men chuyển hàng ngày. Hơn nữa, phương pháp tiếp cận đa yếu tố như vậy cũng có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ biến cố tim mạch về lâu dài.

4. Biến chứng bệnh cơ tim

Bệnh cơ tim do đái tháo đường được cho là hậu quả của nhiều yếu tố gây ra, bao gồm xơ vữa động mạch tâm mạc, tăng huyết áp và phì đại tâm thất trái, bệnh vi mạch, béo phì và rối loạn chuyển hóa.

Những bệnh nhân này thường bị suy tim do suy giảm chức năng tâm thu và tâm trương của thất trái; đồng thời cũng dễ bị suy tim sau nhồi máu cơ tim về sau.

5. Tăng nguy cơ nhiễm trùng

Bệnh nhân đái tháo đường khả năng kiểm soát thường kém vì thế dễ bị ảnh hưởng, nhiễm các tác nhân xấu như vi khuẩn và nấm, các tác động xấu này sẽ làm tình trạng tăng đường huyết lên chức năng của bạch cầu hạt và tế bào T.

Ngoài ra tình trạng bội nhiễm ở người tiểu đường còn tăng tính nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng nấm da niêm mạc (ví dụ: nấm Candida miệng và âm đạo) và nhiễm trùng chân do vi khuẩn (bao gồm cả viêm tủy xương), làm cho vị trí các nơi bị tổn thương khó lành, lâu dần gây nên tình trạng viêm nhiễm nặng và xấu nhất có thể dẫn đến cắt chi

Tóm lại, hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường thường xuất hiện các biến chứng tiểu đường sau khi mắc bệnh vài năm. Nếu trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân kiểm soát bệnh tiểu đường tốt và sống một lối sống lành mạnh, tích cực, người bệnh có thể  hoàn toàn tránh được nguy cơ biến chứng của bệnh. Ngược lại, nếu đường máu không được kiểm soát thường xuyên, có lối sống kém lành mạnh hoặc mắc bệnh tiểu đường không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, các biến chứng tiểu đường có nhiều khả năng phát triển sớm hơn và chuyển biến một cách nhanh chóng gây khó khăn cho việc điều trị và nghiêm trọng hơn là gây nên các tình trạng như cụt chi, tử vong, gây tàn phế và giảm chất lượng cuộc sống.

Hãy tập xây dựng một thói quen sống lành mạnh từ ngay hôm nay, bắt đầu từ việc nhỏ là thường xuyên luyện tập thể dục, xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, theo dõi thường xuyên và định kỳ lượng đường huyết để nhằm phát hiện và điều trị kịp thời