CÔNG TY CỔ PHẦN NOSAPHARMA
Chăm sóc sức khỏe vàng!
Hotline: 0973 884 315
7 CÁCH CHỮA TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY TẠI NHÀ AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ

Bệnh trào ngược dạ dày luôn khiến người bệnh khó chịu và mệt mỏi vì những đợt ợ chua, ợ nóng kèm mùi thức ăn, lâu dần khiến người bệnh mất luôn khẩu vị và chán ăn ảnh hưởng đến sức khỏe. Bệnh càng có xu hướng tăng nhanh và trẻ hóa do lối sống cũng như thói quen sinh hoạt chủ quan với sức khỏe từ giới trẻ.

Các loại thuốc tây Y dùng để chữa trị bệnh hiện nay có giá thành khá cao, liệu trình kéo dài và đôi khi gây ra tác dụng phụ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn  một số cách chữa bệnh trào ngược dạ dày với chi phí khá thấp và các nguyên liệu có sẵn trong nhà của bạn.

7 cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà

1. Cách chữa trào ngược dạ dày từ gừng

Công thức từ gừng: gừng có vị cay, ấm, chứa nhiều chất chống oxy hóa có khả năng kháng viêm, giảm đau, sát trùng, lợi mật… Có thể áp dụng một trong các cách sau:

Một là: đun sôi 200ml nước với chút xíu đường sau đó pha vào bình có chứa sẵn gừng tươi đã rửa sạch, thái nhỏ. Nên uống hỗn hợp nước gừng khi còn ấm.

Hai là: kết hợp với mật ong. Dùng gừng tươi, thái lát khoảng 2cm cho vào bình thủy tinh, một lớp gừng, một lớp mật ong. Để thời gian, khi thấy gừng chuyển màu thì ăn sau bữa ăn khoảng 2 lát. Dùng liên tiếp sau một tuần sẽ thấy hiệu quả.

 

Ba là: ngâm gừng tươi xắt mỏng với giấm trong khoảng 1 tuần. Sử dụng 3 lát mỗi ngày liên tiếp một tuần sẽ thấy giảm rõ các triệu chứng. Lưu ý nên nhai thật kỹ và nuốt cả nước lẫn bả gừng.

Ngoài ra, chúng ta có thể dùng gừng như một gia vị phổ biến trong chế biến món ăn thường ngày.

Đặc biệt, những người bị bệnh tiểu đường, tim mạch hay đang mang thai thì không nên sử dụng thường xuyên và nên sử dụng gừng cách các loại thuốc như aspirum khoảng 4h đồng hồ

2. Nha đam

  • Nha đam chữa bệnh trào ngược dạ dày

  • Nha đam là một loại cây mọng nước ở những nước có khí hậu nhiệt đới, nha đam có tác dụng giúp kháng khuẩn, giảm đau và chống sưng viêm cũng như làm dịu triệu chứng ở những người bị trào ngược axit và hỗ trợ tiêu hóa.

 

Tác động này có thể do đặc tính thúc đẩy tiêu hóa, làm giảm lượng axit trong dạ dày. Ngoài ra, nha đam còn có khả năng kháng viêm, cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất . Việc sử dụng nha đam hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác do khả năng giảm cholesterol, giảm lượng đường trong máu cũng như thúc đẩy sự phát triển của tóc và trẻ hóa làn da.

Cách làm:

Cách sử dụng nha đam để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe: gọt vỏ, rửa sạch nhớt rồi thái hạt lựu, kết hợp cùng đậu xanh, đường phèn và sắn dây tạo nên món chè vừa giải khát vừa hạn chế các cơn trào ngược dạ dày. Hoặc có thể lấy thịt nha đam, rửa sạch xay nhuyễn cùng 1 cốc nước lọc, lọc bỏ xác nha đam, lấy nước cốt uống trước bữa trưa và bữa tối cũng rất hiệu quả.

3. Mật ong và nghệ giúp chữa trào ngược dạ dày

Mật ong đã được sử dụng trong y học Ayurvedic từ hàng ngàn năm nay để trị bệnh. Một số nghiên cứu hiện nay cho thấy những tác dụng của mật ong như

Mật ong có thể làm dịu cổ họng và giảm bớt các triệu chứng trào ngược axit.

 

Mật ong vừa có tác dụng chống oxy hóa vừa loại bỏ các gốc tự do. Trào ngược axit có thể được gây ra bởi các gốc tự do phá hoại các tế bào đường tiêu hóa, từ đó làm giảm tình trạng này.

Mật ong có thể bao phủ bề mặt niêm mạc dạ dày, góp phần làm giảm tình trạng đau.


Nghệ làm dịu dạ dày một cách tự nhiên và có thể giúp giảm sản xuất axit dạ dày. Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy những người có bổ sung nghệ đã giảm mức độ viêm trong vòng 1 tháng sau khi sử dụng. Một số tác dụng của nghệ đã được nghiên cứu như:

Hấp thụ axit dạ dày dư thừa

Tăng tốc quá trình tiêu hóa thức ăn

Thắt cơ vòng giữa dạ dày và thực quản làm giảm tình trạng trào ngược.

Việc sử dụng kết hợp mật ong và nghệ sẽ làm tăng hiệu quả điều trị, giảm triệu chứng của bệnh trào ngược axit dạ dày thực quản.

Cách làm:

Trộn đều 1 muỗng cafe mật ong, 3 muỗng bột nghệ với 100ml nước ấm. Ngày uống 3 lần trước khi ăn hay trộn mật ong với bột nghệ, vo thành viên nhỏ rồi phơi khô để dùng lâu dài. Ngày uống 9 viên, 3 viên/1 lần.

4. Dùng sữa để chữa trào ngược dạ dày hiệu quả

Sữa là một thực phẩm rất tốt thường được sử dụng để giảm chứng ợ nóng, trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý hiện nay có nhiều loại sữa khác nhau, sữa nguyên chất nhiều béo, sữa 2% chất béo, sữa tách béo hoặc sữa không béo.

Chất béo có trong sữa sẽ làm trầm trọng hơn các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản của bạn. Tuy nhiên, sữa không béo có thể có tác dụng như một lớp đệm tạm thời giữa niêm mạc dạ dày và axit dạ dày giúp giảm ngay các triệu chứng ợ chung. Một số bằng chứng cho thấy hàm lượng canxi và protein cao trong sữa có thể giúp giảm triệu chứng trào ngược axit.

 

Sữa giàu canxi:

Canxi thường được sử dụng để bổ sung cho cơ thể cũng như có tác dụng trung hòa axit dạ dày. Một cốc sữa (245 ml) cung cấp khoảng 21 – 23% lượng canxi cần thiết trong một ngày của mỗi người. Một nghiên cứu ở 11690 người cho thấy việc tiêu thụ nhiều canxi trong chế độ ăn uống có thể làm giảm nguy cơ bị trào ngược axit. Ngoài ra, canxi là một khoáng chất cần thiết, giúp tăng trương lực cơ vòng thực quản dưới, là cơ có chức năng ngăn cản các chất chứa trong dạ dày trào ngược lên.

Sữa giàu protein:

Sữa là một nguồn protein tuyệt vời, cung cấp khoảng 8 gam trên một cốc (245 ml). Một nghiên cứu ở 217 người bị chứng ợ nóng cho thấy những người tiêu thụ nhiều protein hơn ít có nguy cơ mắc các triệu chứng này hơn. Tác động có thể do khả năng kích thích tiết gastrin của protein. Gastrin là một hormon làm tăng co bóp cơ vòng thực quản dưới và thúc đẩy quá trình làm rỗng dạ dày. Tuy nhiên, gastrin cũng làm tăng tiết axit dạ dày do đó hiệu quả của protein trong điều trị trào ngược axit hiện nay vẫn đang còn nhiều tranh cãi.

Sử dụng sữa có hiệu quả trong giảm triệu chứng trào ngược axit

5. Baking soda

Baking soda, hay còn được gọi là natri bicarbonate, là một chất có tính kiềm, giúp làm giảm lượng axit dạ dày. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định. Natri bicarbonate khi tiếp xúc với axit dạ dày sẽ giải phóng khi carbon dioxide. Khí này sẽ kích thích mở cơ vòng thực quản dưới cho phép bạn ợ hơi, giúp giảm áp lực do đầy hơi. Tuy nhiên, việc mở cơ vòng thực quản dưới lại cho phép các chất trong dạ dày của bạn trào ngược lên thực quản.

 

Mặc dù hiện nay vẫn có nhiều người sử dụng baking soda trong việc giảm triệu chứng trào ngược, nhưng vẫn chưa có bất kỳ thử nghiệm lâm sàng nào chứng minh được hiệu quả của natri bicarbonate đối với chứng trào ngược axit dạ dày thực quản.

khi sử dụng baking soda cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và không nên sử dụng trong thời gian dài. Có thể áp dụng một trong những cách sau:

Sau khi ăn khoảng 1h, cho nửa muỗng baking vào cốc nước và uống. Thực hiện 2 lần/ngày.

Đun với lửa nhỏ  20ml mật ong, khi thấy bọt nổi thì cho 50g bột mì và 6 muỗng cafe bột baking soda vào trộn thật đều. Để nguôi, sau đó vo thành các viên nhỏ, ăn chúng trước khi ăn khoảng 1h để bảo vệ dạ dày của bạn.

6. Cách chữa trào ngược dạ dày bằng Lá tía tô

Lá tía tô hiện nay được sử dụng rất nhiều trong việc giảm các triệu chứng ở đường tiêu hóa, với nguyên nhân do căng thẳng hàng ngày, nhạy cảm với thức ăn cũng như nhiễm trùng. Người ta đã nhận thấy tác dụng của lá tía tô đối với hệ tiêu hóa là tăng nhu động ruột, từ đó tạo ra tác dụng nhuận tràng. Một thử nghiệm khác trên những con chuột cho thấy hiệu quả đáng kể của lá tía tô trong việc giảm triệu chứng trào ngược dạ dày. Tác động này có được là do giảm tình trạng viêm dạ dày, giảm thể tích dịch vị và giúp tăng pH dạ dày.

 

Những người bị trào ngược dạ dày nhẹ có thể sử dụng lá tía tô giúp hạn chế và giảm hản tình trạng này hiệu quả bằng cách nấu nước lá tía tô để uống hàng ngày hay chế biến thành các món ăn khác nhau như cháo tía tô, ăn sống đều giúp cải thiện bệnh rất tốt.

7. Giấm táo

Mặc dù chưa có những nghiên cứu thực tế chứng minh rằng uống giấm táo có tác dụng đối với trào ngược dạ dày, nhưng giấm táo cũng được sử dụng để điều trị chứng bệnh này lưu truyền trong dân gian từ xưa đến nay. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng quá nhiều giấm táo do nó là một loại axit mạnh có thể gây kích ứng thực quản. Thay vào đó, hãy cho một lượng nhỏ vào nước ấm và sử dụng trong bữa ăn.

 

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng chế độ ăn

Một chế độ ăn uống lành mạnh giúp giảm tình trạng trào ngược dạ dày

Trong chứng bệnh trào ngược dạ dày, việc có một chế độ ăn phù hợp là cực kỳ cần thiết để giảm thiểu triệu chứng, điều trị bệnh hiệu quả. Việc kết hợp phương pháp điều trị của bác sĩ cùng với chế độ ăn, lối sống lành mạnh cho thấy hiệu quả rõ rệt hơn trong việc ngăn ngừa bệnh trào ngược dạ dày. Một số thực phẩm được coi là tác nhân gây ra chứng ợ nóng, trì hoãn quá trình tiêu hóa khiến bệnh trầm trọng hơn.

Hạn chế ăn các loại thức ăn khó tiêu hóa

Chế độ ăn của người bị trào ngược dạ dày nên hạn chế các thực phẩm như:

  • Đồ chiên, nhiều dầu mỡ (Thức ăn nhanh, pizza, khoai tây chiên,...)

  • Ớt bột và tiêu

  • Các loại thịt nhiều béo như thịt xông khói hay xúc xích

  • Phô mai

  • Nước sốt cà chua

  • Các loại trái cây thuộc họ Citrus như cam, quýt,…

  • Sô cô la, bạc hà, đồ uống có ga,…

Việc có một chế độ ăn điều độ là "chiếc chìa khóa" trong việc mở cánh cửa đi đến điều trị thành công bệnh trào ngược dạ dày, nhưng có một số người không muốn hoặc không thể loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm này ra khỏi bữa ăn hàng ngày. Khi đó, hãy cố gắng tránh ăn những thức ăn này vào buổi tối, trước khi đi ngủ, để chúng không nằm trong dạ dày của bạn và trào lên thực quản khi bạn đang nằm ngủ vào ban đêm. Bạn cũng nên chia ra dùng nhiều bữa ăn nhỏ thay vì 3 bữa ăn lớn như bình thường, không nên ăn khuya khi chuẩn bị đi ngủ.

Nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa

Bên cạnh đó, có một số loại thực phẩm lại rất tốt trong việc ngăn ngừa trào ngược axit dạ dày như:

Thực phẩm giàu chất xơ: thực phẩm dạng sợi, bổ sung nhiều chất xơ sẽ xúc tiến cảm giác no ở bạn, từ đó bạn sẽ không muốn ăn quá nhiều góp phần hạn chế được chứng ợ nóng. Do đó, hãy bổ sung chất xơ đầy đủ từ những loại thực phẩm sau:

  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch, gạo lứt,…

  • Các loại rau củ như khoai lang, cà rốt, củ cải đường,…

  • Các loại rau xanh như măng tây, bông cải xanh,…

Thực phẩm có tính kiềm: Mỗi loại thực phẩm có một độ pH xác định khác nhau. Những loại có độ pH thấp có tính axit và dễ có nguy cơ gây trào ngược dạ dày hơn. Những loại có độ pH cao hơn có tính kiềm có thể giúp giảm lượng axit mạnh trong dạ dày, bao gồm một số loại như:

  • Chuối, dưa

  • Súp lơ trắng

  • Thì là

  • Các loại hạt

Thực phẩm nhiều nước: Việc sử dụng các loại thực phẩm nhiều nước có thể làm loãng và suy yếu axit trong dạ dày. Có thể chọn các loại thực phẩm như :

  • Rau cần tây

  • Quả dưa chuột

  • Dưa hấu

  • Nước súp

  • Trà thảo mộc

Những mẹo đơn giản giúp chữa trào ngược dạ dày

Tư thế nằm ngửa khi giúp hạn chế các cơn trào ngược dạ dày

Bên cạnh việc áp dụng các cách chữa trào ngược dạ dày nói trên, một trong những bí kíp giúp người bệnh giúp giảm và ngăn chặn và các biến chứng nguy hiểm của bệnh hiệu quả đó chính là một tư thế ngủ đúng cách và ngon giấc.

Nằm ngửa khi ngủ và gối cao đầu và kê cao chân so với giường khoảng 30cm làm hạn chế các axit dạ dày bị trào ngược.

Nghiêng người sang trái khi ngủ: giúp tiêu hóa ổn định hơn, hạn chế tình trạng trào ngược axit ở dạ dày lên thực quản và đồng thời giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Không nên nằm nghiêng về bên phải khi ngủ vì có thể gây ợ chua, ợ nóng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe DUNG DỊCH NGHỆ MẬT ONG NOSA ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày hiệu quả

 

Sản phẩm DUNG DỊCH NGHỆ MẬT ONG NOSA được kết hợp bởi các thành phần từ thiên nhiên, được nghiên cứu kỹ lưỡng, an toàn & lành tính như: Cao chè dây, Tinh nghệ, Mật ong, Bột Ô tặc cốt, Cao Tam thất,... . Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ tợ giảm acid dịch vị, hô trợ giảm nguy cơ viêm loét dạ dày, tá tràng. Dùng cho người:

🔹Bị viêm loét dạ dày, tá tràng với các biểu hiện: đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau thượng vị, trào ngược dạ dày thực quản.

🔹Người dễ bị tổn thương niêm mạc dạ dày do uống nhiều rượu bia hoặc tác dụng phụ của thuốc.

Xem thêm