CÔNG TY CỔ PHẦN NOSAPHARMA
Chăm sóc sức khỏe vàng!
Hotline: 0973 884 315
BỆNH VIÊM KHỚP: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Viêm khớp là tình trạng viêm một hoặc nhiều khớp của bạn đi kèm với những triệu chứng thường gặp như đau, sưng và cứng khớp, bệnh thường nặng hơn theo tuổi tác, trong đó phổ biến nhất là viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp

 

Viêm khớp là gì?

- Viêm khớp là tình trạng một hoặc nhiều khớp xương bị kích ứng gây viêm. Có hơn 100 loại viêm khớp với những nguyên nhân và phương pháp điều trị khác nhau, trong đó 2 dạng phổ biến nhất là viêm xương khớp (OA-Osteoarthritis) và viêm khớp dạng thấp (RA-Rheumatoid Arthritis).(1)

- Triệu chứng và dấu hiệu của mỗi loại viêm khớp có thể giống hoặc không giống nhau tùy vào mức độ nặng-nhẹ và từng giai đoạn của bệnh lý nhưng thường gặp nhất ở người lớn tuổi (trên 65 tuổi) và tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp ở phụ nữ cao hơn nam giới.

Tuy nhiên, những năm gần đây, viêm khớp ở người trẻ tuổi đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp... Theo Dữ liệu toàn cầu về điều trị viêm khớp dạng thấp, có đến 8/100.000 người trong độ tuổi từ 18 đến 34 bị viêm khớp dạng thấp.

Phân loại bệnh viêm khớp

Mặc dù có đến 100 loại viêm khớp khác nhau, thế nhưng mức độ phổ biến chỉ bao gồm những bệnh lý dưới đây:

1. Viêm xương khớp

Là hậu quả của quá trình thoái hóa sụn và xương dưới sụn khiến - Viêm xương khớp không chỉ gây đau nhức mà còn tiềm ẩn nguy cơ tàn tật vĩnh viễn nếu không được chữa trị kịp thời.

 

2. Viêm khớp dạng thấp

Cùng với Lupus, thấp khớp cấp… viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý về khớp liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể, là bệnh mãn tính và có thể làm suy giảm chức năng của các cơ quan bộ phận khác như mắt, phổi, tim, mạch máu...

 

3. Viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp là hiện tượng một số xương nhỏ trong cột sống của chúng ta bị dính chồng lên nhau (hợp nhất thành một). Tình trạng này khiến cột sống kém linh hoạt và có thể dẫn đến tư thế gập người về phía trước do cột sống bị rút ngắn lại.

 

4. Gout

Thuộc nhóm bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa gây ra, gout có thể xảy đến bất cứ ai. Đặc trưng của bệnh viêm khớp này là các cơn đau đột ngột, dữ dội kèm sưng đỏ và nóng ở khớp.

 

5. Viêm khớp tự phát thiếu niên

Gọi là viêm khớp tự phát thiếu niên là bởi bệnh xuất hiện phổ biến nhất ở trẻ em dưới 16 tuổi và thường không xác định được nguyên nhân chính xác. Bệnh lý này có thể hết trong vài tháng nhưng cũng có khi theo trẻ đến lúc trưởng thành, thậm chí suốt phần đời còn lại.

 

Viêm khớp tự phát thiếu niên không chỉ gây sưng đau khớp mà còn gây ra những biến chứng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển hệ vận động của trẻ em. Vậy nên, các bậc phụ huynh cần lưu ý: Nếu nhận thấy xương khớp của con em mình có những biểu hiện khác thường, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm soát và phòng ngừa tổn thương xương khớp do viêm xương khớp tự phát gây ra nhé!

6. Viêm khớp vảy nến

Khi phát hiện các mảng da bị đỏ ửng lên và lởm chởm vảy màu trắng bạc kèm theo cảm giác đau nhức, cứng ở khớp có thể bạn đã bị viêm khớp vảy nến. Bệnh lý này khởi phát phần lớn ở những người đang bị vảy nến, nhưng một số trường hợp sẽ bị viêm khớp trước rồi mới phát sinh triệu chứng bệnh vảy nến.

 

Viêm khớp vảy nến là một dạng phổ biến của viêm khớp

7. Viêm khớp phản ứng

Nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh viêm khớp phản ứng là do một bộ phận nào đó của cơ thể (thường là ruột, đường tiết niệu, bộ phận sinh dục) bị nhiễm trùng. Đây không phải là bệnh lý nguy hiểm và thường biến mất trong khoảng 12 tháng kể từ khi xuất hiện. Viêm khớp phản ứng gây đau và sưng ở khớp gối, khớp mắt cá chân và bàn chân.

 

8. Viêm khớp nhiễm khuẩn

Vi khuẩn, virus từ một bộ phận khác trên cơ thể hoặc từ vết thương sâu bên ngoài đi qua máu xâm nhập vào khớp gây viêm nhiễm được gọi là viêm khớp nhiễm khuẩn. Bệnh biến chuyển nhanh và mức độ phá hủy sụn, xương dưới sụn cao, thế nên chúng ta cần phải có giải pháp điều trị kịp thời để bảo vệ xương khớp.

 

9. Viêm khớp ngón tay cái

Viêm khớp ngón tay cái gây đau dữ dội và sưng làm giảm sức mạnh cũng như phạm vi chuyển động của ngón tay gây khó khăn cho việc thực hiện các động tác cơ bản hàng ngày. Bệnh xảy ra do quá trình lão hóa và nếu nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật để điều chỉnh lại khớp ngón tay cái.

 

10. Viêm khớp háng

Viêm khớp háng là 1 vấn đề thường gặp ở rất nhiều người, gây ra tình trạng viêm sưng, đau nhức từ nhẹ tới nặng vùng khớp háng. Từ đó, gây ra các trở ngại trong quá trình chuyển động để thực hiện các động tác cơ bản.

Tất cả các bệnh khớp dù phổ biến hay không phổ biến, dù cấp tính hay mãn tính đều tác động tiêu cực đến hệ xương khớp và cản trở chức năng vận động của cơ thể. Do đó, các bạn cần phải đến ngay bệnh viện chuyên khoa xương khớp để thăm khám và điều trị nếu cảm thấy đầu gối, cổ tay, vai gáy, thắt lưng… đau nhức hoặc sưng tấy bất thường nhé!

 

Triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm khớp

Tất cả những bệnh lý liên quan đến xương khớp đều có các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng rất dễ nhận biết đó là:

- Đau sưng

- Căng cứng

- Đỏ, nóng

- Khả năng chuyển động giảm sút

Biến chứng của bệnh viêm khớp

Bệnh lý viêm khớp không làm ảnh hưởng đến tính mạng nhưng có thể cướp đi khả năng đi lại và vận động của bạn. Và bạn hãy thử tưởng tượng, nếu một ngày mình phải ngồi một chỗ vì thoái hóa khớp nặng thì cuộc sống sẽ như thế nào?

 

Tất cả các công việc và sinh hoạt đời thường đều không thể thực hiện một cách trơn tru, biến dạng khớp thậm chí phải phụ thuộc hoàn toàn vào người thân vì chân tay co rút, cong vẹo. Điều này sẽ khiến cuộc sống của bạn đi vào bế tắc và chán chường. Đây không phải lời phóng đại mà là cảnh báo của chuyên gia về những hậu quả khôn lường mà bạn có thể phải gánh chịu khi viêm khớp bị biến chứng nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp

Triệu chứng có thể giống nhau nhưng nguyên nhân bệnh viêm khớp thì không? Mỗi loại bệnh sẽ liên quan đến các yếu tố gây bệnh khác nhau và chúng ta gần như không thể đoán trước hay kiểm soát được. Dưới đây là những nguyên nhân chính yếu dẫn đến các bệnh lý về cơ xương khớp mà bạn nên chú ý:

1. Chấn thương

Những người bị chấn thương trong khi chơi thể thao, làm việc hoặc tham gia giao thông đều có nguy cơ bị viêm khớp tại vị trí khớp xương bị tổn thương (dù vết thương đã được chữa lành).

2. Di truyền

Một số loại viêm khớp là do di truyền, thế nên bạn có thể dễ gặp phải nếu cha mẹ hoặc anh chị em của bạn bị bệnh lý này.

3. Nhiễm khuẩn

Vi khuẩn, vi trùng từ một bộ phận nào đó bị tổn thương trong cơ thể theo máu xâm nhập vào các khớp gây viêm nhiễm và sưng tấy.

4. Tuổi tác

Bệnh viêm khớp bao gồm cả viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và gout có xu hướng gia tăng theo tuổi tác (tuổi càng lớn nguy cơ khớp bị viêm càng cao).

Người già có nhiều nguy cơ mắc viêm khớp

Tuổi càng lớn tỷ lệ viêm khớp càng cao

 

5. Giới tính

Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn nam giới, còn nam giới có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn phụ nữ. Có nghĩa là tỷ lệ mắc các bệnh về khớp giữa các giới tính có sự chênh lệch nhất định.

6. Thừa cân-béo phì

 

Trọng lượng vượt ngưỡng (tức là chỉ số BMI quá 18.5 - 24.9) gây căng thẳng cho các khớp, đặc biệt là đầu gối, hông và cột sống bởi những bộ phận này có chức năng chống đỡ cơ thể. Tình trạng thừa cân-béo phì kéo dài sẽ khiến xương khớp bị đau nhức, thoái hóa và biến dạng.

7. Tính chất công việc

Những người làm công việc phải mang vác nặng, ngồi một chỗ và sử dụng máy tính liên tục làm việc nhiều giờ đồng hồ cũng là đối tượng dễ mắc các bệnh xương khớp.

8. Thói quen vận động và sinh hoạt

Lười vận động hay vận động quá sức đều không có lợi cho sức khỏe xương khớp. Bên cạnh đó, thói quen sử dụng đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ cùng thức uống có gas và rượu bia sẽ ngầm hủy hoại tế bào sụn và xương dưới sụn, bào mòn các khớp khiến bạn đau nhức, chấn thương khớp và suy giảm chức năng vận động.

 

9. Rối loạn hệ thống miễn dịch - Cơ chế bệnh sinh của viêm khớp

Dưới tác động của những yếu tố nguy cơ, chức năng của hệ thống miễn dịch bị rối loạn - tức cơ thể “nhận nhầm” màng hoạt dịch là tác nhân gây bệnh, làm khởi phát quá trình viêm. Điều này được lý giải là do một số protein trong cơ thể bị biến đổi cấu trúc trở thành “protein lạ” gần giống với cấu trúc màng hoạt dịch của khớp. 

Lúc này, các tế bào của hệ thống miễn dịch sẽ gia tăng sản xuất các yếu tố tiền viêm như TNF-α, interleukin 1, interleukin 6, interferon gamma… và tự kháng thể để chống lại các cấu trúc protein lạ, cùng lúc tấn công luôn màng hoạt dịch của khớp (vì hệ miễn dịch nhận định cấu trúc màng hoạt dịch cũng là protein lạ), gây viêm màng hoạt dịch của khớp. Phản ứng viêm xảy ra khiến chất lượng dịch khớp bị giảm thiểu và sụn khớp, xương dưới sụn bị tổn thương. 

Đây chính là cơ chế sinh bệnh của các bệnh viêm khớp tự miễn, tiêu biểu là viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp phản ứng… Vì vậy, việc tác động vào cơ chế bệnh sinh đóng vai trò quan trọng trong việc phòng và điều trị các bệnh lý viêm khớp nói riêng và bệnh xương khớp nói chung.

Chẩn đoán viêm khớp

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, không khó để các bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân bệnh viêm khớp. Dưới đây là những phương pháp chẩn đoán nhanh chóng dạng viêm khớp và mức độ viêm khớp đang được áp dụng tại hầu hết bệnh viện chuyên khoa xương khớp:

1. Kiểm tra thể chất

Bác sĩ sẽ dùng một số dụng cụ chuyên biệt để kiểm tra phản xạ và khả năng vận động của cơ xương khớp. Từ việc quan sát sự linh hoạt, độ dẻo dai và sức bền của khớp lúc bệnh nhân thực hiện chuyển động... bác sĩ có thể bước đầu xác minh được vấn đề xương khớp của từng người.

2. Chẩn đoán hình ảnh X-quang, CT scan, MRI

Công nghệ hình ảnh không chỉ được áp dụng trong việc chẩn đoán bệnh xương khớp mà còn được ứng dụng rộng rãi trong quá trình thăm khám và điều trị nhiều bệnh lý khác. Thông qua hình ảnh chụp lại chi tiết cấu trúc và hình dạng bên trong khớp, bác sĩ có thể dễ dàng nhìn ra tổn thương mà xương khớp đang gặp phải và đâu là lý do khiến xương khớp của bạn bị đau nhức, sưng tấy.

 

3. Nội soi khớp

Một thiết bị siêu nhỏ với một đầu gắn camera mini sẽ được đưa vào vị trí khớp bị đau nhức để thăm dò các yếu tố nội sinh khớp. Hình ảnh camera thu được về dây chằng, bao hoạt dịch, bề mặt sụn khớp… sẽ hiện rõ ràng trên màn hình vi tính. Nhìn vào đây, bác sĩ sẽ thấy được sự bất thường dẫn đến tình trạng đau nhức, sưng do khớp bị viêm.

4. Sinh thiết dịch khớp để kiểm tra

Lấy dịch tiết (chất nhờn) trong khớp để xét nghiệm giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lý khớp chính xác dựa trên sự biến đổi màu sắc và độ nhờn của dịch khớp. Nếu dịch khớp có độ nhớt thấp và có màu đục hoặc đỏ đồng nghĩa với khớp của bạn đang bị thương tổn, cần được điều trị sớm.

5. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu, đánh giá chất lượng và số lượng hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu giúp bác sĩ biết được mức độ viêm nhiễm đang xảy ra bên trong cơ thể. Nếu hồng cầu giảm, còn tiểu cầu và bạch cầu tăng cao đồng nghĩa với việc một bộ phận nào đó đã bị viêm nhiễm (không loại trừ khớp xương).

 

Xét nghiệm máu là cách chẩn đoán các bệnh xương khớp nhanh và chính xác

Tùy thuộc vào sự phức tạp của bệnh lý và vị trí khớp bị viêm, bác sĩ có thể chỉ cần tiến hành 1 bước chẩn đoán hoặc phải kết hợp nhiều biện pháp kiểm tra khác nhau mới khoanh vùng được phạm vi tổn thương khớp cũng như xác định chính xác nguyên nhân viêm khớp.

Điều trị bệnh viêm khớp như thế nào?

Mục tiêu chính của điều trị là giảm bớt triệu chứng viêm khớp và ngăn ngừa tổn thương thêm cho xương khớp bởi loại bệnh lý này chưa có biện pháp điều trị dứt điểm. Để cải thiện chức năng khớp, hỗ trợ phòng ngừa biến chứng và chữa viêm khớp đạt kết quả tốt nhất, chuyên gia xương khớp khuyên bạn đáp ứng những điều kiện sau:

1. Thay đổi thói quen sống

Điều quan trọng đầu tiên trong “hành trình” chữa trị các bệnh liên quan đến xương khớp là thay đổi thói quen sống, bao gồm:

Giảm cân

Duy trì, kiểm soát cân nặng hợp lý bằng cách ăn uống khoa học và luyện tập điều độ sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp và có thể giảm các triệu chứng viêm khớp (nếu bạn đã mắc bệnh này).

Ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh vừa giúp kiểm soát tốt cân nặng vừa giảm đau giảm viêm xương khớp hiệu quả. Và thực đơn ăn uống lý tưởng cho người viêm khớp được đề xuất là chứa nhiều chất chống oxy hóa, chẳng hạn như trái cây tươi, rau củ, cá thu, cá mòi và các loại hạt… đồng thời giảm tránh tối đa thực phẩm chiên, chế biến sẵn, chế phẩm từ sữa và chứa chất kích thích…Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về dinh dưỡng cho người viêm khớp qua bài viết: Bệnh viêm khớp nên ăn gì và kiêng gì.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục điều độ (tối thiểu 30 phút mỗi ngày) sẽ giữ cho khớp luôn trong trạng thái hoạt động linh hoạt, tăng sức mạnh và độ dẻo dai cho cơ xương khớp. Những bài tập và bộ môn thể dục thể thao có lợi cho người bị viêm khớp là bơi lội, chạy và đi bộ. Nhưng bạn phải lưu ý: Nghỉ ngơi khi mệt và tránh tập luyện quá sức chịu đựng của bản thân nhé!

2. Dùng thuốc tây

Khi bị viêm khớp, việc dùng thuốc để giảm đau, giảm sưng, chống viêm là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, dù là thuốc không kê đơn, bạn vẫn phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được chỉ dẫn cách sử dụng an toàn, tránh tác dụng phụ nguy hại cho cơ thể.

3. Bổ sung dưỡng chất thiên nhiên tác động lên cơ chế bệnh sinh

Uống thuốc giảm đau chỉ có tác dụng xoa dịu triệu chứng tức thời, còn nguồn gốc khiến cơn đau viêm khớp diễn ra âm ỉ là phản ứng viêm bên trong khớp. Do đó, để kiểm soát tiến trình viêm, chúng ta cần bổ sung dưỡng chất thiên nhiên có khả năng ngăn chặn tác động này. 

AN KHỚP ĐƠN NOSA - giải pháp giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm khớp được giới chuyên gia khuyên dùng. Với sự kết hợp hài hòa các tinh chất thiên nhiên quý bao gồm: Collagen Type 2,dẦU vẸM XANH, Vitamin K2, Glucosamin sulphate 2 Nacl, Cao vuốt quỷ… tạo ra 3 cơ chế chuyên biệt, đánh “trúng đích” vào cơ chế bệnh sinh:

Hỗ trợ tăng khả năng phục hồi khớp, giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.

Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, tê bì chân tay do phong thấp, thoái hóa khớp.

 

4. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là các bài tập vận động được bác sĩ vật lý trị liệu trực tiếp hướng dẫn (cường độ tập và độ khó của bài tập tùy vào tình trạng bệnh lý của mỗi người) giúp tăng cường cơ bắp xung quanh khớp, tối ưu kết quả điều trị bệnh khớp.

 

Tập vật lý trị liệu là một trong những cách khắc phục bệnh viêm khớp hiệu quả

5. Tiêm thuốc giảm đau vào khớp

Phương pháp tiêm thuốc giảm đau trực tiếp vào khớp có thể giúp giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, đây không phải lựa chọn an toàn bởi tiêm thuốc giảm đau thường xuyên sẽ làm tăng mức độ tổn thương xương khớp.

6. Phẫu thuật

Đối với những trường hợp viêm khớp nặng (sụn và xương dưới sụn bị thoái hóa nghiêm trọng) khiến khả năng vận động của cơ xương khớp bị hạn chế, bác sĩ buộc phải phẫu thuật để thay thế khớp nhân tạo hoặc điều chỉnh cấu trúc xương.

Xem thêm