Phần lớn mọi người thường chủ quan khi cho rằng bệnh trĩ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, đó lại là một quan điểm hoàn toàn sai lầm vì chúng có thể tác động nhiều đến chất lượng đời sống của người bệnh. Vậy bệnh lý này có thể điều trị được không? Để giúp các bạn hiểu rõ hơn, bài viết này sẽ chia sẻ thêm một số cách trị bệnh trĩ hiệu quả nhất.
1. Sơ lược về bệnh trĩ
Trước khi gợi ý cách trị bệnh trĩ hiệu quả nhất chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về bệnh lý này. Thực tế, trĩ là một bệnh lý liên quan đến hệ thống mạch máu và thường nhận biết khi một hoặc nhiều tĩnh mạch bị phồng lớn. Thông thường, đám rối tĩnh mạch sẽ được nâng đỡ nhờ vào cấu trúc của mô sợi đàn hồi và nằm ở lớp dưới niêm mạc. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân như đi đại tiện ứ máu liên tục, rặn khi đi cầu,… làm gia tăng áp lực vùng hậu môn và gây ra hiện tượng phồng giãn, hình thành búi trĩ.
Bệnh trĩ có điều trị được không?
Theo chia sẻ của bác sĩ, thông thường máu sẽ di chuyển từ tim và đi theo động mạch đến hậu môn để nuôi các mô, sau đó trở về tim theo đường tĩnh mạch. Tuy nhiên, nếu quá trình di chuyển máu từ hậu môn về tim theo đường tĩnh mạch không mang hết nhưng máu ở động mạch vẫn di chuyển đến sẽ khiến tĩnh mạch bị căng phồng, dồn trệ và tạo điều kiện thuận lợi để hình thành búi trĩ. Mặt khác, cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ở những người lớn tuổi sẽ ngày một suy yếu và làm gia tăng nguy cơ bị trĩ nội sa do búi trĩ dần tụt khỏi lỗ hậu môn.
2. Các triệu chứng thường gặp khi bệnh trĩ
2.1. Triệu chứng chung
Nhiều độc giả không chỉ thắc mắc về cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả nhất mà còn mong muốn tìm hiểu về những triệu chứng của bệnh lý này. Phần lớn các bệnh nhân đều cho biết họ chỉ phát hiện bệnh khi hậu môn xuất hiện cảm giác đau, sưng hoặc rát kèm theo búi trĩ. Tuy nhiên, khi đó tình trạng bệnh đã phát triển ở mức độ nặng và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe bệnh nhân. Để giúp bạn đọc hiểu rõ , sau đây là một số chia sẻ về triệu chứng của bệnh lý này:
Bệnh nhân bị kích thích, ngứa ở vùng hậu môn do niêm mạc tiết ra dịch nhầy.
Người bệnh bị chảy máu hậu môn khi đi đại tiện
Người bệnh bị chảy máu hậu môn khi đi đại tiện
Khi đi vệ sinh thường cho phân kèm theo máu. Trong thời gian đầu, lượng máu thường ít và bệnh nhân chỉ nhận thấy sau khi đi tiêu hoặc sử dụng giấy vệ sinh. Theo bác sĩ, chảy máu hậu môn là một trong những triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân và được xem là dấu hiệu nhận biến bệnh sớm. Tuy nhiên, sau một thời gian dài, nếu người bệnh đi tiêu thường xuyên rặn thì lượng máu sẽ chảy ra nhiều, thành giọt hoặc bắn thành tia. Ngoài ra, người bệnh có thể bị chảy máu cả khi ngồi xổm khi mức độ bệnh đã tiến triển nghiêm trọng.
Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy khó chịu, đau (có thể ít hoặc nhiều) tùy vào tình trạng hậu môn bị nghẹt, tắc hoặc nứt. Ngoài ra, xung quanh vùng hậu môn cũng có biểu hiện bị sưng.
Tại vùng hậu môn xuất hiện một khối nhô lên gây đau hoặc rát và thường được chẩn đoán là huyết khối tại búi trĩ.
Bên cạnh những triệu chứng chung được liệt kê ở trên thì tùy vào vị trí búi trĩ mà bệnh nhân có thể mắc phải một số triệu chứng khác. Cụ thể như:
2.2. Đối với trĩ nội
Phần lớn những bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội đều cho rằng họ không cảm thấy đau vùng hậu môn, kể cả khi bị chảy máu. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn nhận thấy máu đỏ tươi nhỏ giọt ở bồn cầu khi đi đại tiện hoặc máu bám trên giấy vệ sinh. Ngoài ra, búi trị nội ít gây cảm giác khó chịu, không thể cảm nhận hoặc nhìn thấy được. Mặt khác, trĩ nội vẫn có thể bị sa ra ngoài vùng hậu môn và thường được gọi là trĩ nội sa.
Xuất hiện máu bám trên phân hoặc nhỏ thành giọt
Đối với những bệnh nhân được chẩn đoán trĩ bị sa thường dễ bị đau, ngứa, rát do trĩ hấp thu phân hoặc một lượng chất nhầy ở vùng hậu môn và gây kích thích. Khi đó, người bệnh thường lau để giảm bớt cảm giác ngứa nhưng lại có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn.
2.3. Đối với trĩ ngoại
Theo bác sĩ, tình trạng trĩ ngoại khiến bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu do vùng da trên búi trĩ bị loét và dễ bị kích thích. Với những trường hợp bên trong búi trĩ ngoại tồn tại cục máu đông có thể khiến cơn đau xuất hiện bất ngờ và nặng nề hơn. Ngoài ra, cục máu đông cũng có thể bị hấp thu và là nguyên nhân khiến vùng da ở hậu môn bị nhăn nheo, gây cảm giác rát, ngứa. Đối với bệnh trĩ ngoại, người bệnh cũng dễ dàng cảm nhận hoặc nhìn thấy một khối nhô lên ở vùng hậu môn.
3. Cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay
Trước khi đưa ra cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả nhất cho từng bệnh nhân, bác sĩ cần tiến hành thăm khám, kiểm tra để xác định chính xác tình trạng sức khỏe và mức độ của bệnh. Vậy để chữa trị bệnh lý này có thể áp dụng những phương pháp nào?
3.1. Phương pháp điều trị nội khoa
Với những trường hợp bệnh trĩ chỉ ở mức độ nhẹ, bệnh nhân chủ yếu được bác sĩ chỉ định sử dụng phương pháp điều trị nội khoa. Với phương pháp này, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị chế độ sinh hoạt và bảo tồn. Cụ thể như:
Chuẩn bị một chậu nước ấm ở nhiệt độ vừa phải và ngồi ngâm hậu môn trong chậu nước nhằm giảm bớt các triệu chứng của bệnh.
Tăng cường bổ sung chất xơ và hạn chế chất kích thích
Tăng cường bổ sung chất xơ và hạn chế chất kích thích
Xây dựng chế độ ăn uống giàu chất xơ được xem là phương pháp giúp chữa trị bệnh trĩ xuất huyết rất hiệu quả. Ngoài ra, bệnh nhân cần phải hạn chế sử dụng những chất kích thích như rượu, bia, ớt, tiêu,v.v. Mặt khác, người bệnh cũng cần hạn chế hoạt động quá mạnh, quá nặng, tránh đứng hoặc ngồi quá lâu. Việc thay đổi thói quen đi cầu cũng giúp bạn tránh bị táo bón.
Ngoài ra, bác sĩ có thể kê toa thuốc hỗ trợ tuần hoàn tĩnh mạch, thuốc nhét hoặc thuốc bôi.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe TĨNH MẠCH ĐƠN NOSA được bào chế từ 2 thành phần chính là chiết xuấtGiảo cổ lam và Sơn Tra. Bên cạnh đó, loại thực phẩm chức năng này còn được bổ sung một số hoạt chất tốt cho bệnh trĩ như rutin,Vitamin C,... .
Công dụng:
Hỗ trợ chữa trị và phòng chống bệnh trĩ.
Cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra. Chẳng hạn như ngứa rát hậu môn, sưng hậu môn, đau khi đi cầu, đại tiện ra máu, sa búi trĩ.
Nâng cao chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa, ngừa táo bón
Làm tăng độ bền cho thành mạch trĩ
Hỗ trợ làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, suy giãn tĩnh mạch.
3.2. Điều trị ngoại khoa
Với những trường hợp bệnh trĩ đã tiến triển sang những giai đoạn nặng hơn hoặc điều trị nội khoa không đạt được hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện điều trị ngoại khoa bằng cách:
Đối với bệnh nhân bị trĩ mức độ nhẹ thường được ưu tiên thực hiện thủ thuật thắt búi trĩ. Khi đó, người bệnh sẽ được sử dụng dây thun để thắt búi trĩ hoặc tiêm xơ búi trĩ.
Đối với bệnh nhân các biến chứng huyết khối thì cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả nhất là các phương pháp cắt kinh điển hoặc cắt trĩ kèm theo lấy huyết khối.
Búi trĩ được thắt vòng cao su nhằm gây ra sự thiếu máu cục bộ khiến cho búi trĩ dần bị xơ, teo lại và theo thời gian sẽ tự rụng đi. Phương pháp này thường thực hiện đơn giản, chi phí thấp và người bệnh cũng có thể điều trị ngoại trú cho người bệnh trĩ ở mức độ 2 hoặc 3.