CÔNG TY CỔ PHẦN NOSAPHARMA
Chăm sóc sức khỏe vàng!
Hotline: 0973 884 315
GIÃN TĨNH MẠCH TAY LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Bệnh suy giãn tĩnh mạch tay và chân đang có xu hướng tăng mạnh những ngày gần đây. Nguyên nhân chính làm bệnh này gia tăng là do một phần là bởi khi mắc bệnh, người bệnh thường chủ quan với những triệu chứng ban đầu không chịu khám và chữa trị  kịp thời, thời gian dài sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

1. Hiểu hơn về suy giãn tĩnh mạch tay

Giãn tĩnh mạch tay hay nói đầy đủ hơn là suy giãn tĩnh mạch tay đặc trưng bởi hai yếu tố đó là: tĩnh mạch ở tay bị suy yếu và giãn rộng ra. Hậu quả là các tĩnh mạch lộ rõ dưới da thành các gân xanh tím xuất hiện dọc tay và nhiều nhất là từ cổ tay lên mu bàn tay. Giãn tĩnh mạch tay đôi khi ít được quan tâm do biểu hiện của tình trạng này không quá nghiêm trọng mà ngược lại cứ diễn tiến âm thầm và đau âm ỉ.

Bên cạnh đó, tỉ lệ giãn tĩnh mạch tay so với các tĩnh mạch chi dưới cũng thấp hơn do các tĩnh mạch vùng chân thường chịu nhiều áp lực hơn. Các yếu tố trên có thể dẫn đến mất cảnh giác và gây ra các hệ luỵ nghiêm trọng.

 

Trong một số trường hợp chẳng hạn như sụt cân, suy dinh dưỡng, hoặc ở người lớn tuổi, phần mô mềm và mỡ dưới da bao xung quanh các tĩnh mạch bị thu nhỏ nên phần gân bàn tay cũng có thể lộ ra giống như trường hợp giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, phần tĩnh mạch trong trường hợp này có thể vẫn ổn định, không suy yếu và cũng không giãn rộng, do đó hướng điều trị sẽ khác biệt nhau. Cần chẩn đoán tại các cơ sở y tế chất lượng để có phác đồ điều trị suy giãn tĩnh mạch tay hợp lý.

Một vài trường hợp khác chẳng hạn như khi vận động tay nhiều, các tĩnh mạch giãn rộng lưu thông máu trong cánh tay, tĩnh mạch cũng có thể lộ lên vùng da. Tuy nhiên, sau một thời gian ngưng hoạt động nặng thì có thể trở lại bình thường. Trong trường hợp này, tĩnh mạch giãn rộng nhưng chưa bị suy yếu và không quá nguy hiểm.

 

Đây là hiện tượng ở tay nổi gân xanh, tím, những mạch máu giãn to nổi lên ngoằn ngoèo tập trung từ vùng cổ tay trở xuống. Triệu chứng này xảy ra do tình trạng các tĩnh mạch vùng tay bị suy yếu. Bệnh suy giãn tĩnh mạch tay cho dù không gây đau đớn, biến chứng nặng nề, nguy hiểm so với suy giãn tĩnh mạch chân nhưng nó cũng gây ra không ít khó chịu, nhất là gây mất thẩm mỹ đôi tay của chị em phụ nữ.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch tay

Nếu như giãn tĩnh mạch chân là do sự gia tăng áp lực khi đứng lâu, hoặc vận động chân quá mức, đối với tĩnh mạch tay, các vị trí này thường chịu ít áp lực hơn. Tuy có nhiều nghiên cứu về tình trạng này, tuy nhiên giới chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch tay. Tuy nhiên, dưới đây là các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng này:

2.1. Tuổi tác cao

Khi tuổi tác ngày càng lớn theo thời gian, da của mỗi người sẽ mỏng hơn và mất dần đi độ đàn hồi trông thấy, từ đó làm các tĩnh mạch nổi lên rõ trên tay. Đồng thời, khi bạn bước vào tuổi già, các van tĩnh mạch dần dần bị suy thoái nên việc tuần hoàn máu từ tay trở về tìm gặp nhiều khó khăn, lâu theo thời gian thành tĩnh mạch sẽ suy yếu và giãn to ra.

Ở người lớn tuổi, hầu hết hoạt động của các mạch máu đã bị suy yếu do được vận hành trong một thời gian dài. Các mạch máu lúc này có thể bị mất tính đàn hồi, hoạt động của các van trong tĩnh mạch cũng không còn được trơn tru, các van khép không kín khiến cho máu chảy theo nhiều chiều khác nhau trong tĩnh mạch, máu chảy về tim chậm hơn. Khi máu chảy chậm, cơ thể đáp ứng bằng cách tiết ra các chất nội sinh làm giãn rộng các tĩnh mạch để đón nhận được một lượng máu lớn hơn từ các chi về tim, do đó dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch tay.

2.2. Do tính di truyền

Nhiều trường hợp quan sát thấy bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch tay có chế độ ăn uống, tập luyện, nghĩ ngơi khá khoa học, tuổi tác lại không cao lắm. Tất nhiên, việc giãn tĩnh mạch tay không phải là do nguyên nhân tăng áp lực lên tĩnh mạch tay do lối sống. Tuy nhiên xét gia sử lại thấy có người trong gia đình mắc tình trạng suy giãn tĩnh mạch này thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với bình thường. Theo thống kê trên thế giới cũng có thấy, nếu có bố mẹ hoặc anh chị có bàn tay gân guốc thì tỉ lệ cao bạn cũng sẽ giống họ.

2.3. Tính chất công việc

Những người thường xuyên sử dụng tay để khuâng vác vật nặng, tập luyện các bài tập tay nhiều thì chắc chắn sẽ có bàn tay gân guốc hơn bình thường. Việc này về lý thuyết là không có hại vì giúp máu tuần hoàn tốt hơn để nuôi dưỡng cơ thể bạn. Tuy nhiên nếu tiếp tục làm việc quá sức trong một thời gian dài, nhất là với các đối tượng đã có tuổi, khi này các tĩnh mạch không còn được khoẻ mạnh như trước, có thể dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch tay.

 

2.4. Thời tiết nóng nực

    Các mạch máu trong cơ thể có xu hướng giãn rộng ra khi nhiệt độ môi trường tăng cao, đây là một trong những yếu tố nguy cơ khiến người sống ở vùng có khí hậu nóng bức có khả năng cao suy giãn tĩnh mạch hơn người ở vùng khí hậu mát mẻ.

3. Các biểu hiện của bệnh

 

Suy giãn tĩnh mạch tay thường có những biểu hiện không rõ ràng, khó nhận biết hơn so với suy giãn tĩnh mạch chân, nó không gây nặng mỏi, tê, đau nhức  như ở chân, nhưng đôi khi lại có cảm giác đau âm ỉ, căng tức khó chịu ở chỗ tĩnh mạch bị giãn. Xuất hiện  những mạch máu xanh, to, nhìn gân guốc , lúc giơ tay lên cao thì các tĩnh mạch này bị ẩn đi.

Suy giãn tĩnh mạch tay không gây biến chứng nặng như ở chân, vì thế người bệnh thường chủ quan không điều trị.

4. Những cách phòng tránh bệnh

Bệnh suy giãn tĩnh mạch nói chung, hay suy giãn tĩnh mạch tay nói riêng có liên quan rất mật thiết đến chế độ sinh hoạt cũng như vận động hằng ngày của người bệnh.

 

Việc phòng ngừa giãn tĩnh mạch tay ở người lớn tuổi cũng như phòng ngừa tái phát bệnh sau điều trị là việc làm hết sức cần thiết để bảo vệ sức khoẻ của bạn. Có thể áp dụng một số cách sau đây:

Thường xuyên tập thể dục: Các bài tập cho người bệnh vô cùng đơn giản, chỉ cần dành 30 phút mỗi ngày, lặp đi lặp lại một thời gian có thể giúp cho tuần hoàn máu được nâng cao, sức mạnh của các mạch máu cũng nhờ đó mà không bị suy giảm. Điều này vừa giúp phòng ngừa bệnh, vừa giúp quá trình điều trị diễn ra hiệu quả hơn.

Chế độ ăn uống khoa học: Tránh ăn nhiều đồ chiên rán, bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất xơ và vitamin, nhất là luôn giữ cho mình một thân hình cân đối tránh để cơ thể bị thiếu dinh dưỡng hay thừa chất béo, nếu không sẽ dễ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch hơn. Vì thế, hãy có cho mình một chế độ ăn uống khoa học, để bảo vệ sức khỏe.

Bổ sung các dưỡng chất cần thiết: Các Flavonoid có trong dược liệu tự nhiên phần lớn đều có khả năng chống lão hoá, thoái hoá các cơ quan cũng như khả năng hỗ trợ làm bền thành mạch rất tốt. Một số dược liệu có thể sử dụng để phòng ngừa giãn tĩnh mạch tay như: lá sen, sơn tra, chè vằng, hạt dẻ ngựa,...

Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Nếu tính chất công việc khiến bạn phải mang vác nhiều vật nặng thì hãy dành những khoảng thời gian nhỏ giữa giờ làm việc để giúp cơ bắp nghỉ ngơi. Ngủ đủ giấc để cơ thể phục hồi lại những hư tổn và khiến hệ thống mạch máu khoẻ mạnh.

5. Phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch tay hiệu quả

5.1. Phương pháp không dùng thuốc

Các bài tập vật lý trị liệu giúp hỗ trợ máu chảy từ tay về tim tốt hơn có thể giảm nhẹ triệu chứng của bệnh nếu áp dụng thường xuyên. Bên cạnh đó có thể phối hợp với phương pháp xoa bóp để cải thiện lưu lượng máu đến chi, phục hồi hư tổn và cải thiện lại hoạt động hệ mao mạch.

Sử dụng thực phẩm bổ sung viên uống Tĩnh Mạch Đơn Nosa giúp giảm đau và làm mờ đường gân hiệu quả

 

Một phương pháp đơn giản nhưng cũng đem lại hiệu quả không kém cho người bệnh, đó là sử dụng sản phẩm viên uống Tĩnh Mạch Đơn Nosa. Thành phần thiên nhiên trong sản phẩm này gồm có: Tinh chất lá sen, Cao giảo cổ lam, Cao sơn tra, Cao chè vằng, Cao khô hạt dẻ ngựa, Vitamin C và rutin,.... Đây đều là các dược liệu quý, có tác dụng giúp cải thiện rõ rệt tình trạng suy giãn tĩnh mạch.

5.2. Dùng thuốc điều trị

Thuốc tiêm gây xơ hoá: Nhóm này thường được sử dụng tại bệnh viện, với cơ chế gây xơ các tĩnh mạch và ngăn chặn sự phình to ra tại các cấu trúc này từ đó cải thiện được triệu chứng giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, trong trường hợp suy giãn tĩnh mạch có tạo nên huyết khối không nên sử dụng nhóm thuốc này vì nguy cơ tăng khả năng hình thành cục máu đông dẫn đến các biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Các thuốc hỗ trợ làm bền thành mạch: Chủ yếu đi từ các hoạt chất từ tự nhiên như Rutin, Hesperidin, Diosmin,… giúp cải thiện hoạt động của hệ tĩnh mạch, nâng cao khả năng đàn hồi và ngăn ngừa sự giãn rộng tĩnh mạch. Tuy nhiên, các thuốc này thường chỉ có hiệu quả kiểm soát bệnh trong thời gian đầu, khi sự suy giãn tĩnh mạch chưa quá nghiêm trọng.

5.3. Các phương pháp xâm lấn

Phẫu thuật truyền thống: các bác sĩ sẽ cắt, loại bỏ và thắt các tĩnh mạch bất thường trong tay của bệnh nhân. Do có tính xâm lấn cao nên phương pháp này gặp nhiều trở ngại như: tâm lý của bệnh nhân, nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật, chờ đợi phục hồi sau phẫu thuật, các biến cố khi sử dụng thuốc mê, thuốc tê,…do đó, hiện nay phương pháp này dần được thay thế bằng các phương pháp khác an toàn hơn.

Phương pháp dùng laser nội mạch: nguyên lý là các bác sĩ sẽ luồng một đầu dây có khả năng bắn ra tia laser vào các tĩnh mạch bất thường. Do nhiệt lượng mà laser toả ra giúp loại bỏ các tĩnh mạch này khỏi dòng tuần hoàn. Đây là phương pháp ít xâm lấn hơn phẫu thuật truyền thống, hiệu quả điều trị cũng khá cao, an toàn và bệnh nhân có thể xuất viện trong ngày mà không cần chờ đợi lâu như phẫu thuật.

Xem thêm