Sau khi cắt trĩ nên ăn gì, kiêng gì và chăm sóc như thế nào để hỗ trợ quá trình hồi phục? Người bệnh có thể tìm hiểu các thông tin cơ bản trong bài viết và xây dựng kế hoạch phục hồi sau khi cắt trĩ phù hợp.
I.SAU KHI CẮT TRĨ NÊN ĂN GÌ ĐỂ NHANH PHỤC HỒI?
Quá trình phục hồi sau khi phẫu thuật cắt trĩ có thể mất đến 6 tuần, phụ thuộc vào loại thủ thuật cắt trĩ, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và số lượng búi trĩ được cắt bỏ. Sau khi cắt trĩ, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống phù hợp để hỗ trợ quá trình phục hồi và giúp vết thương lành lại nhanh chóng.
Vậy sau khi cắt trĩ nên ăn gì để ngăn ngừa các biến chứng, chẳng hạn như táo bón? Người bệnh có thể lưu ý một số loại thực phẩm như:
1. Bổ sung nhiều chất xơ
Tăng cường bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống là điều quan trọng để hỗ trợ quá trình phục hồi sau phẫu thuật cắt trĩ. Thực phẩm giàu chất xơ rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ phòng ngừa táo bón, một biến chứng phổ biến sau khi phẫu thuật trĩ.
Táo bón không chỉ gây khó chịu sau khi cắt trĩ mà còn làm tăng nguy cơ tái phát cũng như khiến vết thương mổ trĩ tái phát. Do đó, phòng ngừa táo bón là một trong những điều quan trọng và cần thiết sau khi cắt trĩ.
Người bệnh có thể bổ sung chất xơ từ các loại thực phẩm, chẳng hạn như:
Trái cây tươi: Trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho cơ thể.
Rau xanh: Các loại rau xanh, chẳng hạn như bông cải xanh, bắp cải, rau bina, đều chức nhiều chất xơ và có tác dụng phòng ngừa táo bón.
Bánh mì nguyên cám: Các loại bánh mì nguyên hạt thường có màu sẫm, chứa nhiều chất xơ và tốt cho sức khỏe hơn bánh mì trắng. Bánh mì trắng thường làm từ bột tinh chất và cung cấp ít chất xơ hơn.
Ngũ cốc nguyên hạt: Các loại ngũ cốc chẳng hạn như ngô, yến mạch, diêm mạch, gạo lứt, đều rất tốt cho người sau khi cắt trĩ.
2. Protein nạc
Các loại protein nạc được tìm thấy trong thịt nạc, chẳng hạn như thịt gà, gà tây, thịt lợn không chứa mỡ, hải sản, chẳng hạn như cá, tôm, cua, mực. Thịt đỏ không phải là một loại protein nạc được khuyến khích để sử dụng sau khi phẫu thuật trĩ. Bởi vì các loại thịt đỏ có chứa một lượng chất béo bão hòa cao và có thể dẫn đến táo bón.
Việc bổ sung protein nạc có thể hỗ trợ quá trình chữa lành vết thương và rút ngắn thời gian phục hồi sau khi mổ trĩ. Bên cạnh đó, bổ sung đầy đủ protein có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại nguy cơ nhiễm trùng cũng như các biến chứng khác.
Nếu người bệnh không ăn thịt hoặc không thích thịt, người bệnh có thể bổ sung protein từ các nguồn thực vật. Cân nhắc tăng cường các loại hạt, đậu phụ, các loại đậu để bổ sung nhu cầu protein của cơ thể.
Các sản phẩm từ sữa cũng có thể cung cấp một lượng protein cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên bổ sung quá nhiều sữa có thể dẫn đến táo bón. Do đó, nếu sử dụng sữa, người bệnh cần cân nhắc về số lượng cũng như loại sữa để tránh nguy cơ táo bón.
Nếu gặp khó khăn trong chế độ ăn uống, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng bột protein để hỗ trợ quá trình phục hồi của cơ thể.
3. Các loại trái cây và rau quả tươi
Trái cây tươi chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ cần thiết cho quá trình phục hồi sau khi cắt trĩ. Các loại trái cây có nhiều màu sắc, chẳng hạn như quả mọng, nho, cà chua, dâu tây, việt quất, sưng, mở, chà là, đều rất tốt cho người bệnh trĩ.
Trái cây tươi tốt cho sức khỏe và hỗ trợ phục hồi sau khi cắt trĩ
Các loại trái cây và rau chứa nhiều nước, chẳng hạn như dưa chuột, rau cần, ớt chuông ngọt, dưa hấu, dưa lưới, cũng có thể hỗ trợ làm mềm phân, chống táo bón và giúp vết mổ trĩ lành nhanh chóng hơn.
Ăn nhiều trái cây rất tốt để phục hồi sau khi phẫu thuật cắt trĩ. Tuy nhiên điều này có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, chẳng hạn như đầy hơi hoặc khó chịu ở bụng. Tình trạng này thường không nghiêm trọng và sẽ được khắc phục trong 1 – 2 ngày.
Nếu tình trạng đầy hơi nghiêm trọng hoặc dẫn đến đau quặn bụng, người bệnh nên giảm số lượng trái cây tiêu thụ để cải thiện các triệu chứng.
4. Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều vitamin, khoáng chất cũng như chất xơ cần thiết để cơ thể phục hồi sau phẫu thuật.
Gạo là một loại ngũ cốc nguyên hạt phổ biến trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, sau khi cắt trĩ người bệnh nên chọn loại gạo chưa được tinh chế, chẳng hạn như gạo lứt hoặc gạo nguyên cám, với giá trị dinh dưỡng và chất xơ cao. Bên cạnh đó, yến mạch và ngô cũng là một loại ngũ cốc nguyên hạt tốt cho người mới vừa mổ trĩ.
Thời điểm bổ sung ngũ cốc tốt và buổi sáng. Người bệnh có thể sử dụng bữa sáng với yến mạch, bánh mỳ nguyên hạt kết hợp với trái cây.
5. Sữa ít béo
Các sản phẩm sữa ít béo là một nguồn protein cao, rất cần thiết để chữa lành vết thương sau khi phẫu thuật.
Sữa chua chứa nhiều protein, có thể hỗ trợ quá trình phục hồi sau khi mổ trĩ
Tuy nhiên bổ sung quá nhiều sữa có thể dẫn đến táo bón. Táo bón khiến các triệu chứng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn và có thể gây tổn thương đến khu vực phẫu thuật. Do đó, người bệnh nên sử dụng các loại sữa ít có nguy cơ táo bón, chẳng hạn như sữa tách béo, phô mai và sữa chua. Bên cạnh đó, sử dụng sữa với số lượng vừa đủ để tránh các vấn đề về hệ thống tiêu hóa.
Chế độ ăn uống sau khi cắt trĩ, đặc biệt là sau phẫu thuật một tuần, có thể xác định tốc độ lành vết thương cũng như tăng cường khả năng hồi phục của người bệnh. Do đó, người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống phù hợp cũng như tìm hiểu sau khi cắt trĩ nên ăn gì để tăng cường quá trình chữa bệnh.
II. SAU KHI CẮT TRĨ NÊN KIÊNG ĂN GÌ ĐỂ NHANH LÀNH?
Bên cạnh thông tin sau khi cắt trĩ nên ăn gì, người bệnh nên tìm hiểu các loại thực phẩm cần tránh để hỗ trợ quá trình phục hồi. Cụ thể, sau khi phẫu thuật trĩ, người bệnh cần tránh:
1. Thực phẩm gây táo bón
Táo bón là biến chứng phổ biến nhất có thể xảy ra sau khi cắt trĩ. Táo bón có thể khiến các triệu chứng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn cũng như làm chậm quá trình phục hồi. Do đó, tránh táo bón là điều quan trọng nhất sau khi cắt trĩ.
Có nhiều loại thực phẩm có thể hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị táo bón. Trong khi đó cũng có nhiều loại thực phẩm có thể khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, để hỗ trợ quá trình phục hồi sau khi cắt trĩ, người bệnh cần lưu ý tránh một số loại thực phẩm, chẳng hạn như:
Thực phẩm gây mất nước hoặc khô: Chẳng hạn như trái cây khô, thịt bò khô, khoai tây chiên hoặc thức ăn nhanh;
Thực phẩm chế biến: Các loại thực phẩm này thường chứa ít chất xơ, chứa nhiều đường, chất béo và có thể dẫn đến táo bón;
Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa chứa nhiều chất béo, chẳng hạn như kem, có thể làm tăng nguy cơ táo bón nếu sử dụng quá nhiều.
Thịt đỏ: Các loại thịt đỏ, chẳng hạn như thịt bò, thịt cừu, chứa nhiều chất béo bão hòa và có thể làm tăng nguy cơ táo bón.
Đồ ngọt: Các loại bánh ngọt, kẹo và các loại thực phẩm chứa đường khác có thể làm mất nước trong cơ thể. Điều này dẫn đến táo bón.
2. Các loại thực phẩm cần kiêng khác
Bên cạnh các loại thực phẩm dẫn đến táo bón, người sau khi cắt trĩ cần tránh một số loại thực phẩm làm chậm quá trình phục hồi, chẳng hạn như:
Thực phẩm cay nóng: Thức ăn cay có thể ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh nhân sau khi cắt trĩ xong, khiến vết thương lâu lành và dẫn đến đau đớn, khó chịu khi đi đại tiện.
Thức ăn béo: Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, chẳng hạn như đồ ăn nhiều, xào, rán chứa nhiều chất béo không tốt cho sức khỏe cũng như làm tăng nguy cơ táo bón.
Thức ăn chưa được nấu chín: Thực phẩm sống, tái có thể chứa vi khuẩn và ký sinh trùng có hại cho cơ thể. Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, gây táo bón hoặc tiêu chảy nghiêm trọng. Do đó, người bệnh sau khi mổ trĩ nên tránh tiêu thụ.
3. Rượu và chất kích thích
Rượu, bia, đồ uống có cồn có thể làm mất nước trong cơ thể, dẫn đến táo bón và khiến các triệu chứng trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.
Rượu bia có thể làm mất nước, khiến phân khô và gây khó khăn khi đi đại tiện
Rượu cũng có thể dẫn đến giãn tĩnh mạch, gây chảy máu và khiến vết mổ lâu lành hơn. Bên cạnh đó, rượu, bia cũng có thể tương tác với các loại thuốc giảm đau và dẫn đến rối loạn tiêu hóa, đau đầu hoặc choáng váng. Do đó, sau khi mổ trĩ người bệnh nên tránh tiêu thụ rượu và các loại đồ uống có cồn khác.
Bên cạnh đó, rượu cũng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể và các cơ quan nội tạng. Do đó, người bệnh không nên hoặc sử dụng hạn chế rượu, bia và các chất kích thích để bảo vệ sức khỏe.
III. CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý SAU KHI CẮT TRĨ
Ngoài việc tìm hiểu sau khi cắt trĩ nên ăn gì, kiêng gì, người bệnh nên lưu ý các vấn đề về chế độ sinh hoạt cũng như hoạt động để tăng cường hiệu quả điều trị. Cụ thể, người bệnh nên thay đổi một số thói quen sống, chẳng hạn như:
1. Hoạt động hàng ngày
Sau khi cắt trĩ người bệnh cần thực hiện các hoạt động hàng ngày thận trọng để hạn chế cơn đau, tổn thương cũng như rút ngắn thời gian chữa lành vết thương. Hạn chế tối đa các hoạt động có thể gây đau đớn, chẳng hạn như cúi người, ngồi xổm, nâng đồ vật, khuân vác nặng hoặc chuyển từ tư thế đứng sang ngồi.
Hạn chế ngồi lâu để hỗ trợ quá trình phục hồi vết mổ trĩ
Hầu hết mọi người đều có thể quay trở lại hoạt động bình thường trong ngày đầu sau khi cắt trĩ. Tuy nhiên các hoạt động cần được thực hiện nhẹ nhàng trong vài ngày để tránh các rủi ro liên quan.
2. Cải thiện tình trạng ngứa hậu môn
Ngứa ngáy ở hậu môn sau khi cắt trĩ là tình trạng phổ biến. Ngứa là một dấu hiệu bình thường khi vết mổ lành lại và thường được cải thiện sau vài ngày. Tuy nhiên người bệnh không nên gãi ngứa hoặc ma sát, điều này có thể gây tổn thương các mô ở hậu môn và khiến vết thương lâu lành hơn.
Để giảm ngứa, người bệnh có thể ngâm hậu môn trong nước ấm hoặc sử dụng thuốc chống ngứa không kê đơn. Có nhiều loại thuốc bôi trĩ an toàn để sử dụng sau khi phẫu thuật. Do đó, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
3. Ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng
Chảy máu và nhiễm trùng là một nguy cơ phổ biến sau khi cắt trĩ. Nhiễm trùng có thể xảy ra liên quan đến cơ địa hoặc do phân tiếp xúc với vị trí phẫu thuật.
Các biểu hiện nhiễm trùng chẳng hạn như sốt, có mủ hoặc chảy máu nghiêm trọng, cần được thông báo với bác sĩ điều trị. Nhiễm trùng có thể lan vào máu dẫn đến nhiễm trùng huyết và gây đe dọa đến tính mạng. Do đó, người bệnh nên thông báo với bác sĩ ngay khi nhận thấy dấu hiệu nhiễm trùng.
4. Quan hệ tình dục
Các hoạt động tình dục có thể gây áp lực lên các khu vực xung quanh, chẳng hạn như hậu môn và các tĩnh mạch ở trực tràng. Điều này có thể kích thích các búi trĩ, dẫn đến trĩ huyết khối hoặc làm chậm quá trình phục hồi sau khi cắt trĩ. Do đó, sau khi cắt trĩ, người bệnh nên kiêng hoạt động tình dục cho đến khi vết thương lành hẳn.
5. Hạn chế căng thẳng
Căng thẳng, đặc biệt là khi đi đại tiện có thể làm chậm quá trình phục hồi sau khi mổ trĩ cũng như khiến bệnh trĩ tái phát. Do đó, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để hỗ trợ phục hồi sau khi mổ trĩ.
Người bệnh có thể thực hiện các kỹ thuật thư giãn, chẳng hạn như tập yoga, thiền định, nghe nhạc, đọc sách. Ngoài ra, ngủ đủ giấc và tăng cường chất lượng giấc ngủ giữ tinh thần thoải mái.
IV. KẾ HOẠCH CHĂM SÓC DÀI HẠN SAU KHI CẮT TRĨ
Sau khi cắt trĩ, bệnh trĩ có thể tái phát nếu như người bệnh không có kế hoạch phòng ngừa phù hợp. Để ngăn ngừa tình trạng tái mắc bệnh trĩ, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:
Tránh trì hoãn việc đi đại tiện, rặn, dùng nhiều sức hoặc ngồi quá lâu trên bồn cầu;
Uống nhiều nước, từ 8 cốc nước mỗi ngày để làm mềm phân và tránh táo bón;
Thực hiện chế độ ăn uống nhiều chất xơ hoặc sử dụng chất bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ;
Duy trì hoạt động thể chất.
Nếu thường xuyên bị táo bón, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các chất làm mềm phân hoặc các loại thuốc nhuận tràng để hạn chế nguy cơ tái phát bệnh trĩ.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt sau khi phẫu thuật cắt trĩ có thể hỗ trợ quá trình phục hồi cũng như ngăn ngừa các triệu chứng bệnh trĩ tái phát. Do đó, người bệnh nên dành thời gian tìm hiểu thông tin sau khi cắt trĩ nên ăn gì, kiêng ăn gì và kiêng cữ gì để hỗ trợ quá trình phục hồi.
Nếu xuất hiện các biến chứng hoặc đau đớn nghiêm trọng sau khi phẫu thuật, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.