Ở những bệnh nhân bị thận yếu hay suy giảm chức năng thận, triệu chứng đau lưng đã không còn là xa lạ. Đau lưng là tình trạng xảy ra rất phổ biến tuy nhiên có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây nên tình trạng này. Chúng ta thường không phân biệt được đau lưng do thận yếu hay đau lưng thông thường do các nguyên nhân khác. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tình trạng đau lưng do thận yếu và cách phân biệt nó nhé.
Tổng quan về tình trạng thận yếu gây đau lưng
Thận là một cơ quan quan trọng của cơ thể, nó có chức năng loại bỏ các chất cặn bã và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Ngoài ra thận còn là cơ quan điều chỉnh hàm lượng muối, kali, acid, giải phóng hormone điều hòa huyết áp và kiểm soát việc sản xuất các tế bào hồng cầu. Khi thận bị suy yếu, các chức năng của thận bị suy giảm, việc lọc máu và các chất thải không còn hoạt động hiệu quả như bình thường. Việc giảm khả năng lọc máu của thận sẽ dẫn đến tích tụ độc tố và mất cân bằng điện giải trong cơ thể.
Điều này sẽ khiến nước tiểu từ thận xuống bàng quang bị tắc nghẽn, gây ra các cơn đau lưng, nhức xương sống. Hai quả thận nằm ở đối xứng hai bên cột sống ở vị trí thấp nhất của khung xương sườn, ngang đốt ngực T11 đến đốt sống thắt lưng L3. Chính vì vậy khi thận bị suy yếu có thể gây ra các cơn đau ở lưng và ngang thắt lưng.
Thận yếu gây đau lưng gây ảnh hưởng gì đến chất lượng cuộc sống?
Khi cơ đau lưng do thận yếu xảy ra, người bệnh thường chủ quan vì nghĩ nó là đau lưng thông thường. Điều này khiến cho tình trạng này diễn ra kéo dài, không được điều trị dứt điểm và có thể để lại nhiều ảnh hưởng xấu cho cơ thể như:
Hạn chế vận động: Tuy đau lưng do thận yếu không gây đau nhức dữ dội, nặng nề như các bệnh về xương khớp nhưng nó kéo dài dai dẳng. Người bệnh sẽ thường xuyên gặp những cơn đau nhói, quặn thắt ở lưng. Điều này gây khó khăn cho quá trình vận động, quay trở, cúi gập. Khi tình trạng tiến triển nặng hơn, cơn đau có thể lan tỏa rộng hơn làm ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng sống của người bệnh.
Làm giảm chất lượng giấc ngủ: Những cơn đau lưng do thận yếu có thể diễn ra thường xuyên vào ban đêm. Điều này sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ của người bệnh. Khi thiếu ngủ xảy ra thường xuyên và liên tục sẽ khiến cơ thể bị suy nhược, bệnh nhân có thể gặp phải nhiều vấn đề khác về sức khỏe.
Bệnh thận tiến triển ngày càng nặng: Nếu những cơn đau lưng do thận yếu xảy ra với tần suất và mức độ tăng dần chứng tỏ vấn đề ở thận đang ngày càng tiến triển nặng. Nếu người bệnh vẫn tiếp tục phớt lờ nó có thể tiến triển thành suy thận.
Phân biệt tình trạng đau lưng do thận yếu và đau lưng thông thường
Bởi vì thận dựa vào cơ lưng nên gây ra sự khó khăn khi phân biệt giữa đau lưng do thận yếu hay đau lưng thông thường. Mọi người cần nhớ một số lưu ý trong khi cố gắng xác định xem nguyên nhân gây ra cơn đau là từ lưng hay thận như sau:
Cơn đau xảy ra ở vị trí nào của lưng?
Mức độ nghiêm trọng của cơn đau?
Các triệu chứng kèm theo cơn đau là gì?
Cơn đau do thận
Thận lọc chất thải và chất độc ra khỏi máu, khiến chúng dễ bị nhiễm trùng và tổn thương. Canxi oxalat và phốt pho dư thừa có thể tích tụ trong thận để tạo thành sỏi thận, có thể gây đau đớn nếu chúng gây tắc nghẽn.
Vị trí cơn đau: Đau lưng do thận yếu xảy ra ở dưới khung xương sườn, ở hai bên cột sống và bệnh nhân có thể cảm thấy như cơn đau là từ sâu bên trong cơ thể. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh ảnh hưởng đến một thận hay hai thận mà một người có thể bị đau ở một bên hoặc hai bên cơ thể. Tuy nhiên, không chỉ ở vị trí của hai quả thận, giới hạn đau có thể lan sang nhiều vùng khác trên cơ thể như bụng, háng, đùi.
Loại và mức độ đau: Nếu cơn đau là do sỏi thận, khi sỏi nhỏ thường có thể đi qua đường tiết niệu mà không gây đau đớn. Tuy nhiên, khi tình trạng này tiến triển, sỏi thận ngày càng lớn hơn có thể gây đau nhói dữ dội và thường trầm trọng khi viên sỏi di chuyển từ thận đến niệu quản (ống nối giữa thận và bàng quang). Nếu cơn đau là do nhiễm trùng thận thì nó thường đau âm ỉ kéo dài.
Các triệu chứng kèm theo:
Khi cơn đau lưng là do thận yếu thì cơ thể sẽ có những triệu chứng khác như:
Sốt và ớn lạnh.
Buồn nôn và ói mửa.
Nước tiểu đục, sẫm màu hoặc có máu trong nước tiểu.
Luôn cảm thấy cần phải đi tiểu.
Đau khi đi tiểu.
Ngoài ra còn có một số dấu hiệu cho thấy sự tổn thương thận nghiêm trọng như:
Khó thở, hơi thở có mùi hôi.
Miệng có vị kim loại.
Sưng ở chân: mắt cá chân hoặc bàn chân.
Nhịp tim không đều.
Thường xuyên bị chuột rút.
Đau lưng do sỏi thận thường trầm trọng và dữ dội khi sỏi phát triển lớn
Đau lưng thông thường
Đau lưng là một tình trạng xảy ra rất phổ biến do các vấn đề ảnh hưởng đến cơ, xương hoặc dây thần kinh ở lưng. Vị trí, mức độ nghiêm trọng và các triệu chứng kèm theo của đau lưng khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Căng cơ hoặc dây chằng ở lưng là nguyên nhân phổ biến của đau lưng. Mọi người có thể căng lưng do căng quá mức, nâng quá nặng hoặc sử dụng kỹ thuật nâng không chính xác. Các nguyên nhân khác của đau lưng có thể bao gồm: nằm hoặc ngồi sai tư thế, đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài, chấn thương ở lưng, chẳng hạn như gãy xương hoặc ngã, đĩa đệm bị hư hỏng, trật khớp,…
Vị trí:
Đau lưng có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên lưng, nhưng nó thường xảy ra nhất ở lưng dưới hoặc một bên mông.
Loại và mức độ đau:
Đau lưng do căng cơ thường gây đau âm ỉ. Một số chuyển động của cơ thể có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm cơn đau cơ, cường độ có thể từ nhẹ đến nặng và có thể dao động theo phản ứng kéo căng. Những người bị đau dây thần kinh có thể có cảm giác nóng rát hoặc đau nhói di chuyển đến các vùng khác của cơ thể. Đau thần kinh tọa là một dạng đau dây thần kinh ảnh hưởng đến lưng. Mọi người phát triển đau thần kinh tọa khi dây thần kinh tọa bị chèn gây ra cảm giác đau rát ở lưng dưới lan tỏa qua mông.
Các triệu chứng kèm theo:
Các triệu chứng khác có thể đi kèm với đau lưng bao gồm:
- Đau nhức hoặc cứng dọc cột sống.
- Đau nhói ở cổ.
- Khó đứng thẳng do đau hoặc co thắt cơ.
- Tê hoặc ngứa ran ở lưng lan đến các chi.
Tình trạng đau lưng do thận yếu có chữa dứt điểm được không?
Để điều trị được dứt điểm tình trạng đau lưng do thận yếu, cần phải điều trị được tận gốc nguyên nhân gây ra nó chính là thận yếu. Điều này đòi hỏi sự nghiêm túc tuân thủ điều trị và sự kiên trì của người bệnh. Khi thận yếu mới chỉ ở giai đoạn đầu, chúng ta hoàn toàn có thể khôi phục lại bình thường nếu được điều trị đúng cách. Người bệnh cần tuân thủ làm theo đúng các chỉ định của bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh sẽ đẩy lùi được tình trạng thận yếu và đau lưng do thận yếu.
Chúng ta có thể chữa được tận gốc đau lưng do thận nếu điều trị được thận yếu
Cách chữa thận yếu gây đau lưng
Như đã nói ở trên, muốn chữa dứt điểm đau lưng do thận yếu cần phải đi từ nguyên nhân gây ra nó. Tuy nhiên vẫn có 1 số phương pháp áp dụng được tại nhà có thể giúp giảm đau lưng tạm thời.
Mẹo giảm đau tạm thời
Massage: Đâu là một phương pháp giảm đau an toàn và hiệu quả có thể dễ dàng áp dụng tại nhà. Ngoài giảm đau nó còn giúp tăng cường tuần hoàn máu và giảm tình trạng tắc nghẽn. Bạn có thể áp dụng phương pháp này để hỗ trợ người thân của mình. Cách làm như sau:
Cho người bệnh nằm sấp, thả lỏng cơ thể.
Thoa một ít dầu lên vùng lưng bị đau.
Sử dụng lực từ bàn tay, dùng phần đầu của ngón tay và lòng bàn tay xoa bóp theo chuyển động tròn.
Có thể áp dụng thêm một số động tác day, lăn, ấn trong vòng 20-30 phút để tăng hiệu quả giảm đau.
Chườm nóng và lạnh: Bên cạnh phương pháp massage, chườm túi nóng hoặc lạnh cũng là một cách đơn giản, dễ thực hiện nhưng đem lại hiệu quả cao.
Chườm nóng: Sử dụng túi chườm ở nhiệt độ phù hợp để đắp lên cùng lưng bị đau. Chườm khoảng 15-20 phút và có thể thực hiện 1-2 lần/ngày. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn và cải thiện tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng đau tạm thời.
Chườm lạnh: Chuẩn bị một túi đá và chườm lên vị trí đau trong khoảng 30 phút sẽ làm co mạch và giảm đau hiệu quả.
Tập luyện nhẹ nhàng: Chúng ta có thể tập luyện một số bài tập cường độ thấp để làm giảm mức độ đau, cải thiện chức năng vận động và tăng cường sức khỏe. Người bệnh có thể thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, leo cầu thang, tập yoga,… để cải thiện bệnh.
Điều trị nguyên nhân thận yếu
Những phương pháp trên chỉ giúp cho bệnh nhân giảm đau tạm thời, nó hoàn toàn có thể tái phát trở lại và thậm chí là nặng hơn ban đầu. Chính vì vậy điều trị tận gốc nguyên nhân là điều cần thiết. Người bệnh nên đi thăm khám sớm để được các bác sĩ chuyên khoa theo dõi và điều trị đúng cách. Các phương pháp để điều trị:
Điều trị bằng thuốc: Bác sĩ có thể kê cho người bệnh một số thuốc trong các nhóm như:
Thuốc lợi tiểu: Giúp đào thải nước, muối và các loại độc tố ra ngoài cơ thể. Có thể sử dụng nhóm lợi tiểu Thiazid hoặc Furosemid.
Các thuốc trong điều trị tăng huyết áp: chẹn calci hoặc chẹn beta.
Thuốc cân bằng acid uric trong máu: Allopurinol hoặc Colchicin giúp cải thiện chức năng lọc máu của thận.
Thay đổi lối sống: Chế độ ăn uống và tập luyện là vô cùng quan trọng trong việc điều trị, cải thiện chức năng thận. Chúng ta cần phải có một chế độ ăn lành mạnh và hợp lý để bảo vệ sức khỏe, điều trị thận yếu. Nên tạo cho mình một thói quen ăn nhiều rau xanh, bổ sung nhiều chất béo lành mạnh từ các loại hạt, cá béo, ăn các thực phẩm giàu omega-3 và các thực phẩm giúp giảm viêm.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BỔ THẬN CR7 NOSA
Là một trong những sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm quốc tế Nosapharma. Viên uống bổ thận này có thành chính bao gồm các thảo dược như Cao bá bệnh, Cao dâm dương hoắc, Cao ba kích, Cao nấm ngọc cẩu, Cao nhung hươu, Cao cẩu kỷ tử,... Đặc biệt là Bột hầu nhập khẩu từ Newzealand:
Hỗ trợ bổ thận, tráng dương
Giúp tăng cường khả năng sinh lý của nam giới
Hỗ trợ giảm nguy cơ mãn dục sớm
Dùng cho
Nam giới trưởng thành suy nhược cơ thể, hay bị mệt mỏi, đau lưng mỏi gối, tiểu đêm nhiều lần do thận yếu, nam giới yếu sinh lý, mãn dục sớm